RĂNG SỨ CERCON

1258 Võ Văn Kiệt, P.10, Q.5, TP.HCM

Trám răng đau không?

Facebook

Nhiều khách hàng thắc mắc “trám răng đau không?” hay “quá trình trám răng thực hiện như thế nào?”. Để giúp các bạn hiểu rõ bản chất của phương pháp trám răng, chúng tôi đã có cuộc trao đổi cụ thể với bác sỹ nha khoa về hai vấn đề này và tổng hợp câu trả lời ở bài viết dưới đây, hãy dành thời gian theo dõi nhé!

Trám răng là kỹ thuật nha khoa đơn giản, không mất nhiều thời gian và không xâm lấn, thế nên trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ luôn cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái. Nếu bạn lo lắng trám răng đau không? hãy tìm hiểu sâu hơn vấn đề này ở nội dung tiếp theo.

tram-rang-dau-khong-1

Trám răng đau không?

Trám răng đau không?

Phương pháp  trám răng không hề phức tạp, thế nhưng do tác động trực tiếp lên răng nên cảm giác khó chịu là không tránh khỏi. Tuy nhiên, tình trạng đau đớn sẽ không xảy ra bởi các bước trám răng được thực hiện nhẹ nhàng và nhanh chóng, không xâm lấn sâu vào thân răng.

Đối với trường hợp sâu răng nhẹ, bác sỹ sẽ tiến hành nạo sạch vết sâu sau khi gây tê, tạo sự dễ chịu và thoải mái cho bệnh nhân.

tram-rang-dau-khong-11

Trám răng được thực hiện đơn giản

Đối với trường hợp nặng hơn, vết sâu ảnh hưởng đến tủy thì tình trạng ê buốt có thể xảy ra. Khi đó, bác sỹ sẽ kê thuốc giảm đau hỗ trợ sau điều trị, thế nên bạn cũng không phải lo lắng trám răng đau không?

Quá trình trám răng được thực hiện như thế nào?

Các bước trám răng được tiến hành nhẹ nhàng và nhanh chóng, thế nên các bạn hoàn toàn có thể tự tin bước vào ca điều trị:

Thăm khám và tư vấn

Trước khi bắt tay vào trám răng, Bác sỹ sẽ tiến hành thăm khám để xác định tình trạng sâu răng. Để kiểm tra chính xác, Bác sỹ có thể sẽ chụp X – quang để xem xét vết sâu có lan tới tủy và ảnh hưởng đến xương hàm không.

Sau đó, bác sỹ sẽ tư vấn cho chúng ta về quy trình hàn trám cũng như lựa chọn vật liệu trám phù hợp. Cùng với đó,  Bác sỹ sẽ tiến hành lựa chọn màu sắc của miếng trám cho phù hợp với màu men răng để sau khi hàn trám, hàm răng sẽ giữ được màu sắc tự nhiên như răng thật.

Nạo sạch vết sâu

Để nạo bỏ khoang sâu không gây ê buốt răng, bác sỹ sẽ gây tê cục bộ tại vị trí tiến hành trám răng. Bác sỹ sẽ dùng những dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn vết sâu mà không làm ảnh hưởng đến mô răng lành.

tram-rang-dau-khong-2

Không ảnh hưởng đến thân răng

Cách ly răng cần trám

Răng chuẩn bị trám sẽ được cách ly khỏi môi, nướu và khoang miệng bởi đế cao su nhằm cách lý vùng trám với nước để đảm bảo độ kết dính.

Tiến hành trám răng

Đầu tiên, bác sỹ sẽ dùng dụng cụ nha khoa đưa vật liệu trám là Composite hoặc Amalgam vào đầy khoang trám. Sau đó, bác sỹ sẽ dùng đèn chiếu Laser để làm đông cứng vật liệu trong khoảng 40 giây nhờ phản ứng quang trùng hợp.

Chỉnh sửa lại vết trám

Khi miếng trám đã dính khít trên bề mặt răng, bác sỹ sẽ thực hiện chỉnh sửa lại vết trám thông qua thao tác cắt và mài để tạo hình chuẩn xác nhất. Bên cạnh đó, Bác sỹ sẽ kiểm tra khớp cắn nhằm điều chỉnh giúp cho bệnh nhân thực hiện chức năng ăn nhai thoải mái nhất.

Với quy trình thực hiện đơn giản và khoa học, bạn sẽ không phải lo lắng trám răng đau không? Hãy yên tâm điều trị để khắc phục tình trạng sâu răng và bảo vệ hàm răng luôn chắc khoẻ bạn nhé!

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Quy trình trồng răng cửa

Quy trình trồng răng cửa được thực hiện thế nào?Khám tổng quátVệ sinh răng miệng, lấy cao răngChụp phim cắt