RĂNG SỨ CERCON

1258 Võ Văn Kiệt, P.10, Q.5, TP.HCM

Đau răng khôn – Nguyên nhân và cách xử lý

Facebook

Đau răng khôn thường kéo theo thể trạng mệt mỏi, thiếu sức sống và thậm chí ở vị trí đau sẽ có hiện tượng co giật nhẹ kéo dài. Vậy đâu là nguyên nhân đau răng khôn và cách xử lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Nguyên nhân đau răng khôn

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân đau răng khôn, chúng ta nên biết được định nghĩa nha khoa của chiếc răng gọi vui là “răng khôn mọc dại”. Răng khôn là răng cối lớn thứ 3 và là răng thứ 8, thường mọc trong độ tuổi trưởng thành. Không có nhiều người may mắn sở hữu chiếc răng khôn mọc thẳng hay yên vị trong nướu đến cuối đời. Ở độ tuổi 16-25, cấu trúc xương hàm của chúng ta gần như đã hoàn chỉnh và chỉ đủ chỗ cho tối đa 28 răng. Do đó, răng khôn mọc quá muộn sẽ gây chèn ép các răng đã ổn định khác để tìm chỗ neo đậu, bên cạnh những cơn đau nhức đến buốt óc, răng khôn mọc chệch còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Đau răng khôn – Nguyên nhân và cách xử lý 1
Bên cạnh những cơn đau nhức đến buốt óc, răng khôn mọc chệch còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác*

Răng khôn mọc lệch thường theo các hướng đâm ngang răng số 7, mọc lệch đâm vào má hay mọc ngầm dưới nướu (mọc lợi trùm). Lúc này, nướu sẽ sưng đỏ, thậm chí chảy máu và tạo ổ nhiễm trùng. Sự chèn ép và làm tổn thương các mô nhạy trong thời gian liên tục và cấp độ tăng dần là nguyên nhân khiến chúng ta đau nhức dai dẳng. Đặc biệt, răng khôn ở vị trí trong cùng rất khó để làm sạch kể cả súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng. Nếu để lâu, vi khuẩn sẽ sinh sôi và đục khoét vào men răng gây sâu răng, khiến cơ thể mệt mỏi và có thể hành sốt vài ngày.

Cách xử lý khi đau răng khôn

Răng khôn mọc lệch sẽ rất đau, đó là điều mà bất kì ai cũng phải công nhận. Nó ảnh hưởng đến việc ăn uống, trò chuyện và vệ sinh răng miệng hàng ngày. Sau đây là một số mẹo giảm đau khi mọc răng khôn và cách xử lý răng khôn hiệu quả nhất tại phòng khám nha khoa.

Áp dụng mẹo giảm đau

Một đợt nhú của răng khôn sẽ khiến chúng ta trải qua cơn đau ê ẩm từ 7-10 ngày, trong thời gian này bạn nên chú ý đặc biệt đến chế độ vệ sinh răng miệng và việc sử dụng thuốc; tránh để tình trạng nặng thêm do dùng sai cách. Cụ thể:

  • Sử dụng chỉ nha khoa để lấy sạch các thức ăn còn sót lại tại các kẽ răng.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày tránh nhiễm trùng.
  • Sử dụng bông thấm nước sát trùng để lau tại vị trí răng khôn mọc, làm 1 ngày 2 lần.
  • Uống thuốc giảm đau là một giải pháp giúp giảm đau răng nhanh và hiệu quả cao.
  • Dùng một miếng vải và bọc đá lại rồi chườm để làm gây tê và giảm cơn đau nhanh chóng.
Đau răng khôn – Nguyên nhân và cách xử lý 2
Kem lạnh sẽ khiến răng khôn đau buốt hơn*

Can thiệp nhổ bỏ răng khôn

Những mẹo vặt chỉ làm giảm cơn đau trong khoảng thời gian ngắn; tốt hơn hết khi gặp phải tình trạng răng khôn mọc lệch và có dấu hiệu đâm vào má, chèn răng bên cạnh, lỗ đục sâu răng,… thì nên đến gặp bác sĩ để nhận tư vấn. Bác sĩ sẽ chụp X-quang để xác định hướng mọc của răng và quyết định nên áp dụng phương pháp điều trị như cắt bỏ lợi trùm hay nhổ bỏ răng khôn khỏi cung hàm. Nhổ răng khôn là tiểu phẫu đơn giản với thao tác chính là cắt nhỏ răng thành nhiều phần và dùng dụng cụ gắp bỏ cho đến hết.

au răng khôn – Nguyên nhân và cách xử lý 3
Tốt hơn hết khi gặp phải tình trạng răng khôn mọc lệch và có dấu hiệu răng mọc lệch*

Những cơn đau răng khôn âm ỉ, khó chịu thường xuất phát từ tình trạng nướu bị sưng đỏ, hành sốt kéo dài, khó há miệng. Bên cạnh kết hợp sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để xử lý cơn đau, bạn nên tìm đến bác sĩ Nha khoa để thăm khám nếu xác định được răng khôn đã mọc lệch hướng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Răng giả cố định

“Cái tuổi nó đuổi xuân đi” , Thực vậy, khi tuổi càng cao sẽ có nhiều biểu hiện của sự

co-nen-tram-rang-khong-1
Có nên trám răng không?

Trường hợp nên áp dụng kỹ thuật trám răngTrám răng điều trịTrám răng phòng ngừaCó nên trám răng không?Trám răng

Điều trị nhiễm Tetra

Nhiễm Tetra khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu với việc màu răng ngày càng trở nên ố vàng.