RĂNG SỨ CERCON

1258 Võ Văn Kiệt, P.10, Q.5, TP.HCM

Ê buốt sau khi trám răng – Nguyên nhân do đâu?

Facebook

Trám răng giúp chúng ta hàn gắn những vết sâu răng và sứt mẻ do tổn thương, bảo tồn răng thật vững chắc hơn. Mặc dù, quá trình thực hiện đơn giản, thế nhưng nếu không cẩn trọng, hiện tượng ê buốt sau khi trám răng rất có thể sẽ xảy ra.

Ê buốt sau khi trám răng là hậu quả của việc điều trị không đảm bảo tiêu chuẩn Y tế hoặc miếng trám răng kém chất lượng. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ dành để chia sẻ đến các bạn những nguyên do dẫn đến hiện tượng răng ê nhức sau khi trám răng, hãy chú ý theo dõi nhé!

e-buot-sau-khi-tram-rang-1

Ê buốt sau khi trám răng do đâu?

Ê buốt sau khi trám răng – Nguyên nhân do đâu?

Một trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới tình trạng ê buốt sau trám răng là do quy trình trám không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật Y khoa khiến vùng trám bị kích ứng. Bên cạnh đó quá trình trám không đảm bảo, những lý do được cho là tác nhân gây ra hiện tượng này phải kể đến:

Không nạo sạch vết sâu răng

Đối với những trường hợp răng sâu, Bác sỹ phải nạo sạch vết sâu trước khi hàn trám vật liệu nha khoa. Bởi vì nếu không nạo sạch chỗ sâu răng thì mầm mống vi khuẩn tồn tại bên trong sẽ gây tổn thương, khiến răng bị ê nhức. Nguy hiểm hơn, sâu răng bị bít kín bên trong sẽ thoải mái tấn công xuống tủy và gây kích ứng lên đầu tủy.

Miếng trám không kín vết hở

Nếu vật liệu trám không được trám đúng kỹ thuật sẽ bị hở, không ôm kín vết sâu răng. Khi ăn nhai, thức ăn lọt xuống cũng gây kích ứng và cảm giác ê buốt răng.

e-buot-sau-khi-tram-rang-2

Kỹ thuật trám răng không đảm bảo

Lấy tuỷ không triệt để

Nhiều khách hàng phải lấy tủy và điều trị nội nha dứt điểm trước khi tiến hành trám răng. Nhưng do quá trình chữa tuỷ không được tiến hành triệt để đã gây ra những kích Do đó, cảm giác ê buốt sau khi trám răng là bởi khi tủy không được làm sạch sẽ gây hoại tử dẫn tới tình trạng đau nhức. Nguy hiểm hơn, tình trạng này kéo dài có thể khiến khiến răng bị rụng và gây áp xe ổ xương răng.

Hiện tượng răng ê nhức sau khi trám vật liệu nha khoa cần được khắc phục càng sớm càng tốt bởi chúng có thể đe doạ đến sức khoẻ răng miệng của chúng ta. Vì vậy, ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường ở vùng trám, bạn nên đến Nha khoa thăm khám và kiểm tra để được bác sỹ tư vấn giải pháp khắc phục hiệu quả.

Trám răng không nên ăn gì?

Để giữ cho miếng trám bền chắc dài lâu và không gây kích ứng răng thật, các bạn cần tránh những loại thực phẩm dưới đây:

Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Vật liệu dùng để trám răng là  Amalgam và Composite thường có độ bền không cao và rất nhạy cảm với nhiệt độ nóng lạnh. Do đó, bạn nên tránh để nhiệt độ quá mức tiếp xúc với phần răng trám, tránh cho miếng trám bị bong tróc.

e-buot-sau-khi-tram-rang-3

Ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh

Thức ăn đồ uống sậm màu, chứa nhiều đường và Carbohydrate

Những loại thực phẩm như trà, cà phê, nước ngọt rất dễ gây ố vàng cho răng và đặc biệt là miếng trám răng.

Thức ăn quá cứng hoặc quá dai

Như đã chia sẻ ở trên, độ bám dính của miếng trám không cao, nên có thể bị bong tróc hoặc bể khi chịu lực tác động mạnh.

Khi có ý định trám răng, bạn nên tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín để được sử dụng dịch vụ chất lượng và được đội ngũ Bác sỹ tay nghề cao trực tiếp thực hiện, tránh gặp phải tình trạng ê buốt sau khi trám răng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN