Mọc răng khôn khi mang thai có nguy hiểm không bác sĩ? Em đang mang thai tháng thứ 4 thì mọc răng khôn, không rõ răng khôn của em có mọc lệch không nhưng nó rất đau nhưng em cũng không dám uống thuốc gì. Mong bác sĩ tư vấn giúp em mọc răng khôn khi mang thai phải làm sao ạ? (Thu Ngân, Tp Hồ Chí Minh)
Bác sĩ tư vấn:
Chào Thu Ngân, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với thắc mắc mọc răng khôn khi mang thai có sao không và cách điều trị thích hợp, chúng tôi xin được giải đáp như sau.
Mọc răng khôn khi mang thai có sao không?
Mọc răng khôn khi mang thai không phải là trường hợp hiếm gặp. Nếu răng khôn của bạn đã nhú và gây đau đớn thì có thể răng khôn của bạn đã mọc lệch hướng. Răng khôn mọc lệch sẽ gây chèn ép các răng xung quanh và làm nướu căng tức, sưng phồng – đó là lý do mọc răng khôn rất đau. Đặc biệt, khi mang thai cơ thể người phụ nữ sẽ thay đổi nội tiết tố rất nhanh và thiếu hụt hẳn lượng canxi cần thiết, vì vậy thời gian này mẹ bầu rất dễ gặp phải các bệnh về răng miệng kết hợp với cơn đau răng khôn.
Răng khôn mọc lệch sẽ giảm lực nhai của hàm, khiến cơ miệng hoạt động thiếu linh hoạt ảnh hưởng đến ăn uống và giao tiếp hàng ngày. Bên cạnh đó, nếu răng khôn tựa vào răng bên cạnh sẽ rất dễ gây sâu răng cho cả hai. Tác hại khác của răng khôn mọc lệch là làm nướu căng tức; vị trí này cũng rất khó can thiệp vệ sinh bên càng tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Vậy mọc răng khôn khi mang thai phải làm sao?
Mọc răng khôn khi mang thai phải làm sao?
Nhiều chị em đang mang thai nhưng quá đau khi mọc răng khôn đã tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống phù nề. Tuy nhiên, việc làm này đã vô tình gây ảnh hưởng đến thai nhi; bởi có thể một số thành phần của thuốc không phù hợp với cơ địa hoặc không tốt đến sự phát triển của bé. Bạn có thể thăm khám bác sĩ nha khoa và thăm khám, bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra cách điều trị tốt nhất.
Bạn có thể áp dụng một số mẹo giảm đau an toàn sau đây ngay tại nhà để giảm bớt cơn đau một cách hiệu quả:
- Súc nước muối ấm
Nước muối ấm là “bạn đồng hành” của sức khỏe răng miệng. Muối có tác dụng sát khuẩn rất tốt; khi kết hợp với nước ấm sẽ đem lại cảm giác dễ chịu và cơn đau sẽ giảm đi đáng kể. Mẹ bầu nên súc miệng 3-5 lần/ngày, nhất là sáng ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.
- Đắp dưa chuột
Dưa chuột là nguyên liệu rất dễ kiếm và bạn chỉ cần cắt một lát dưa leo, bóp mềm một chút và đặt trực tiếp lên vị trí sưng răng khôn. Bạn nên chú ý để không nuốt phải và đắp như vậy khoảng 30 phút, cơn đau sẽ giảm đi một cách đáng kể.
- Chườm đá lạnh
Chườm đá là một trong những giải pháp cắt cơn đau “thần tốc” mà ai cũng biết. Bạn có thể bọc đá lạnh trong một túi vải và chườm đều xung quanh vị trí răng sưng. Khi hơi đá lan tỏa, bạn sẽ cảm thấy tê tê tại vùng má; cơn đau sẽ giảm từ từ đến khi hết hẳn.
Khi mọc răng khôn khi mang thai, thai phụ tốt nhất không nên tự ý mua thuốc để uống vì một số thành phần của thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, để đảm bảo an toàn cho em bé và giúp bạn giải quyết tình trạng đau răng khôn hiệu quả, hãy tìm đến trung tâm nha khoa uy tín gần nhất để được thăm khám và tư vấn cụ thể.