RĂNG SỨ CERCON

1258 Võ Văn Kiệt, P.10, Q.5, TP.HCM

Trám răng Composite là gì?

Facebook

Composite là vật liệu trám răng được sử dụng phổ biến hiện nay với rất nhiều ưu điểm nổi bật, mang đến cho khách hàng sự thoải mái khi ăn uống cũng như vệ sinh. Vậy, trám răng composite là gì? Quy trình trám răng Composite được tiến hành như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Trám răng giúp ngăn chặn sự lây lan của vết sâu răng và phục hình những chiếc răng bị bể vỡ, sứt mẻ nhẹ. Với thao tác nhẹ nhàng, bác sỹ sẽ nhanh chóng gắn miếng trám Composite vào vị trí tổn thương mà không cần bất kì thủ thuật xâm lấn nào.

tram-rang-composite-la-gi-1

Trám răng Composite là gì?

Trám răng Composite là gì?

Trám răng Composite là phương pháp mới nhất hiện nay được tiến hành bằng cách gắn chất liệu tổng hợp Composite vào hố sâu răng hoặc miếng sứt mẻ giúp chiếc răng phục hình hoàn mỹ. Với những cải tiến vượt trội về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ, trám răng Composite được đánh giá cao hơn hẳn so với một số vật liệu truyền thống với nhiều ưu điểm nổi bật như:

Màu sắc tự nhiên giống răng thật

Màu sắc của chất liệu Composite tự nhiên như màu men răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ và hài hoà với toàn bộ hàm răng. Thế nên, khi trám răng bằng chất liệu này, khách hàng có thể thoải mái và tự tin giao tiếp với tất cả mọi người.

An toàn với cơ thể con người

Composite có khả năng chịu sự mài mòn và độ nén chịu lực rất cao. Đặc biệt, chất liệu này được kiểm định an toàn chất lượng, không độc cho cơ thể, không gây kích ứng đối với khu vực trám răng.

Thời gian trám răng nhanh chóng

Toàn bộ quy trình hàn trám răng bằng Composite chỉ diễn ra trong khoảng từ 15 – 20 phút, không gây đau nhức cho bệnh nhân.

Dễ dàng tạo hình

Chất liệu có cấu tạo,dạng monomer, dẻo và dể tạo hình, thế nên Bác sỹ có thể thoải mái chỉnh sửa cho đến khi đạt được hình dáng phù hợp nhất.

Ai nên trám răng Composite?

Trám răng bằng chất liệu Composite có thể áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau, trong đó phổ biến nhất là những đối tượng:

Răng sâu, mòn cổ răng cần được trám để bảo vệ tủy

Răng sứt mẻ, răng thưa nhẹ hoặc thiếu men răng

Thay miếng trám cũ bằng miếng trám Composite

tram-rang-composite-la-gi-2

Ai nên trám răng bằng Composite?

Nếu tình trạng của bạn giống với 1 trong 3 trường hợp trên, hãy nhanh chóng đến nha khoa uy tín để trám răng Composite, khôi phục lại vẻ hoàn mỹ cho hàm răng nhé!

Quy trình trám răng Composite thực hiện ra sao?

Các bước trám răng Composite được thực hiện nhẹ nhàng và nhanh chóng trong khoảng 15 – 20 phút, thế nên sẽ không làm ảnh hưởng đến công việc cũng như thời gian học tập của bạn:

Làm sạch bề mặt răng

Kỹ thuật viên sẽ tiến hành làm sạch bề mặt men răng để  tạo nhám bề mặt giúp tăng độ bám dính của miếng trám Composite trên răng.

Phủ Bonding lên vùng trám

Trước khi gắn Composite, bác sỹ sẽ phủ một lớp Bonding lên vị trí cần trám nhằm tăng độ lưu giữ vào sâu trong lớp ngà.

Tiến hành trám Composite

Đầu tiên, bác sỹ phủ từng lớp Composite ra phía ngoài đồng thời tạo hình thể ngoài của răng. Tiếp đó, bác sỹ hỉnh sửa hình thể cho phù hợp và tiến hành chiếu đèn Laser để đông cứng vật liệu trám.

Đánh bóng bề mặt trám

Sau khi đã gắn cố định miếng trám, bác sỹ thực hiện đánh bóng bề mặt trám, loại bỏ vết gồ ghề giúp khách hàng ăn nhai thoải mái, không có cảm giác cộm cấn và khó chịu.

Lưu ý khi trám răng Composite là gì?

Muốn miếng trám răng Composite đẹp và bền lâu dài trên răng, các bạn cần lưu ý một số vấn đề mà bác sỹ nha khoa chia sẻ dưới đây:

Kiêng ăn những đồ nóng, lạnh, cứng và dai

Hạn chế các thức uống sậm màu dễ làm miếng trám bị xỉn màu

Không nên chải răng quá mạnh.

Không dùng răng để mở nắp chai hoặc nút thắt

tram-rang-composite-la-gi-3

Không được dùng răng mở nắp chai

Quan trọng hơn, khi nhận thấy dấu hiệu bất thường hoặc cảm giác ăn nhai khó chịu, bạn hãy lập tức đến gặp Bác sỹ nha khoa để kiểm tra và kịp thời có giải pháp khắc phục hiệu quả.

Thông qua bài viết, trám răng Composite là gì? các bạn đã hiểu hơn về phương pháp thẩm mỹ răng hiện đại này rồi phải không nào? Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy trực tiếp nha khoa uy tín – Bác sỹ sẽ tư vấn cụ thể cho các bạn nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
co-nen-tram-rang-khong-1
Có nên trám răng không?

Trường hợp nên áp dụng kỹ thuật trám răngTrám răng điều trịTrám răng phòng ngừaCó nên trám răng không?Trám răng