Bọc răng sứ bị cộm khiến người dùng cảm thấy khó chịu khi ăn uống, vệ sinh và làm giảm thẩm mỹ khuôn hàm. Vậy tại sao bọc sứ bị cộm và cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Chúng ta có nên bọc răng sứ?
Phục hình răng sứ là giải pháp khắc phục răng bị răng xỉn màu, răng sứt mẻ và gãy vỡ hiệu quả. Thế nhưng, chỉ cần xảy ra sai sót nhỏ trong quá trình bọc sứ cũng có thể khiến mão sứ lệch lạc và cộm cấn.
Bọc răng sứ bị cộm phải làm sao?
Nguyên nhân bọc răng sứ bị cộm cấn
Quy trình bọc răng sứ cho răng cửa được tiến hành tỉ mỉ từ khâu thăm khám, chọn màu, lấy dấu răng đến công đoạn gắn mão sứ, thế nên trường hợp bị cộm cấn rất hiếm khi xảy ra. Và số rất ít người bệnh sau khi bọc răng sứ cảm thấy khó chịu vì mão sứ không sát khít với cùi răng thật là do những nguyên nhân dưới đây:
Bác sỹ chưa kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng răng miệng
Lấy dấu hàm không chính xác dẫn đến việc thiết kế răng sứ không vừa vặn với cùi răng thật
Răng miệng của bệnh nhân chưa được vệ sinh sạch sẽ trước khi bọc răng sứ
Tay nghề bọc sứ của Bác sỹ nha khoa còn non nớt
Sau khi gắn mão răng sứ, bác sỹ không kiểm tra và hàn trám lại những khe trống giữa răng sứ và cùi răng thật.
Trước khi bọc sứ vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
Bọc răng sứ bị cộm cấn càng tạo điều kiện thuận lợi cho thức ăn dư thừa dễ bám dính lại, khiến người dùng cảm thấy vô cùng khó chịu. Nếu không khắc phục tình trạng này kịp thời, không chỉ răng sứ bị bong sút mà ngay cả cùi răng thật cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khắc phục lỗi bọc răng sứ bị cộm như thế nào?
Nếu không may bọc răng sứ bị cộm, bạn nên trực tiếp đến gặp bác sỹ nha khoa để thăm khám và tìm giải pháp khắc phục hiệu quả càng sớm càng tốt. Thông thường, cách xử lý răng sứ bị cộm cấn, lệch lạc sẽ được xác định cụ thể dựa vào tình trạng thực tế của mỗi người:
Nếu răng sứ và cùi răng thật không khít sát với nhau, bác sỹ sẽ phải tháo răng sứ và tiến hành bọc răng sứ lại lần nữa.
Nếu răng sứ bị cộm do thức ăn bám dính vào kẽ hở giữa răng sứ thì bác sỹ sẽ làm sạch kẽ răng và trám lại các kẻ hở của răng.
Bọc răng sứ muốn đạt hiệu quả thẩm mỹ và độ bền chắc cao, ngoài chất lượng răng sứ còn phụ thuộc vào tay nghề bác sỹ, kỹ thuật bọc sứ và công nghệ nha khoa. Để tránh không rơi vào trường hợp này, các bạn hãy lựa chọn nha khoa uy tín để phục hình răng sứ nhé!
Mão răng sứ không vừa vặn với cùi răng
Hiện nay, bên cạnh những mẫu răng sứ truyền thống đã xuất hiện rất nhiều loại răng sứ thẩm mỹ như răng sứ Veneer, răng sứ Cercon và răng sứ Zirconia,…Bạn có thể thoải mái lựa chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng răng hàm và điều kiện tài chính của bản thân.
Bọc răng sứ bị cộm là sai sót hiếm khi xảy ra khi bạn sử dụng dịch vụ phục hình răng sứ tại các Nha khoa tên tuổi. Thế nên, các bạn không nên làm răng sứ tại những cơ sở nha khoa chưa được cấp giấy phép hoạt động nhé!