RĂNG SỨ CERCON

1258 Võ Văn Kiệt, P.10, Q.5, TP.HCM

Niềng răng hô có phải nhổ răng không?

Facebook
Đối với những trường hợp không may mắn bị hàm hô thì họ cảm thấy rất lo lắng và bất an. Điều này cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của họ. Khi biết đến phương pháp niềng răng, dù được biết là kỹ thuật hiện đại và hiệu quả nhưng có rất nhiều thắc mắc vì không biết khi niềng răng hô có phải nhổ răng không và việc này có gây ra sự đau đớn nào hay không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp vấn đề này.

Niềng răng hô là gì?

Niềng răng hô (hay còn gọi là niềng răng Orthodontics) là quá trình điều chỉnh vị trí và hình dạng của răng để tạo ra một hàm răng đều đặn, đẹp mắt và chức năng tốt hơn. Niềng răng hô thường được sử dụng để điều trị các vấn đề như răng lệch, răng hô, răng khớp không ăn khớp và các vấn đề về hàm mặt.

Niềng răng hô có phải nhổ răng không
Kết quả sau khi niểng răng hô

(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

Trong quá trình niềng răng hô, bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng các thành phần như móc răng, dây thép và các phụ kiện như móc gắn, các nút và các loại đai để áp dụng lực vào răng. Những lực này sẽ tác động lên răng và mô xung quanh, tạo ra sự di chuyển và điều chỉnh dần dần vị trí của chúng.

Quá trình niềng răng hô thường kéo dài trong một khoảng thời gian dài, phụ thuộc vào tình trạng của răng và mục tiêu điều chỉnh. Bạn sẽ phải thường xuyên đến các cuộc hẹn kiểm tra và điều chỉnh với bác sĩ nha khoa để theo dõi tiến trình và điều chỉnh niềng răng.

Niềng răng hô mang lại nhiều lợi ích, bao gồm cải thiện vẻ ngoài, tăng cường tự tin, cải thiện chức năng nhai, giảm nguy cơ sâu răng và viêm nhiễm nướu, cải thiện sự khớp hợp lý giữa hai hàm răng và cải thiện sức khỏe toàn diện của răng miệng.

Niềng răng hô có phải nhổ răng không?

Răng hô được cho là một tình trạng rất phổ biến ở hầu hết mọi người. Biểu hiện dễ nhận thấy của răng hô đó là răng cửa chìa ra phía trước nhiều hơn làm răng cửa của hai hàm không thể cắn đụng nhau. Với trường hợp nặng thì không thể mím chặt môi. Chính vì vậy răng hô luôn khiến chủ nhân mất tự tin trong cuộc sống và trong công việc.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hô là do các thói quen mút tay, đẩy lưỡi từ nhỏ, hoặc do thở bằng miệng và có thể là do di truyền… Có nhiều dạng răng hô như răng hô xương hàm, hô răng hoặc hô cả hai hàm

Niềng răng hô có phải nhổ răng không
Niềng răng hô có phải nhổ răng không?

Để niềng răng hô, trước tiên bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của bệnh nhân như thế nào. Sau đó, bác sĩ mới tiến hành thu thập các dữ liệu cần thiết để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Chính vì vậy mà quy trình niềng răng hàm hô cũng phải chặt chẽ nên các bạn nên lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín và chất lượng, đội ngũ bác sĩ có tay nghề giỏi để đem lại tính thẩm mỹ và hiệu quả như ý.

Tuy nhiên, mọi người cũng nên biết rằng không phải bấy kỳ trường hợp niềng răng hô nào cũng cần thiết phải nhổ răng. Mặt khác, có những trường hợp không cần nhổ răng mà vẫn có thể tiến hành quy trình niềng răng điều trị hô bình thường. Với người những người trưởng thành, do xương hàm đã dừng việc phát triển và không thay đổi nữa thì bác sĩ thường kết hợp điều trị niềng răng và nhổ răng.

Lưu ý khi niềng răng hô

– Thứ nhất, nên chọn thời điểm niềng răng thích hợp, niềng răng từ trẻ sẽ mang lại hiệu quả.
– Thứ hai, nên lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín, để được bác sĩ giỏi khám và điều trị.
– Thứ ba, nên có chế độ chăm sóc răng miệng sau khi niềng răng: vệ sinh và ăn uống hằng ngày.
– Thứ tư, duy trì lịch hẹn tái khám với bác sĩ thường xuyên để được kiểm tra kỹ càng và cẩn thận.

Niềng răng hô có phải nhổ răng không
nên đến với bac sĩ để biết niềng răng hô có phải nhổ răng không

Để biết rõ hơn về trường hợp của mình bạn hãy đến cơ sở nha khoa để bác sĩ kiểm tra và tư vấn miễn phí cho bạn rõ ràng hơn về việc niềng răng hô có phải nhổ răng không và có sự lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp và mang lại hiệu quả nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Răng sứ venus thẩm mỹ
Răng sứ Venus thẩm mỹ

Hầu hết tất cả mọi người đều có những khiếm khuyết như: răng bị mẻ, răng thưa, răng mọc lệch,