Răng trám bị đau nhức hoặc ê buốt là do đâu? Và cách khắc phục như thế nào để bảo tồn toàn vẹn chiếc răng bị tổn thương? chúng ta cùng lắng nghe Bác sỹ nha khoa tư vấn nhé!
Trám răng là kỹ thuật nha khoa đơn giản có thể áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau như răng sâu, răng sứt mẻ và bể,…Tuy nhiên, nếu trám răng không thực hiện đúng quy trình, răng của bạn có thể bị ê buốt và đau nhức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ răng hàm.
Răng trám bị đau nhức nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân răng trám bị đau nhức là gì?
Hiện tượng răng bị đau nhức và ê buốt sau khi trám có thể là do răng nhạy cảm với áp lực, không khí, thức ăn ngọt hay nhiệt độ,…hoặc do quy trình trám không đúng kỹ thuật, vết sâu không được nạo sạch và không thực hiện nội nha lấy tủy khi tủy đã bị viêm. Đối với trường hợp răng nhạy cảm, tình trạng ê buốt sẽ giảm dần và biến mất trong vòng một vài tuần, còn nếu cảm giác bị ê nhức không thuyên giảm trong 2 – 4 tuần thì bạn nên liên hệ với bác sỹ nha khoa để được tư vấn giải pháp khắc phục phù hợp.
Biểu hiện ê nhức răng sau khi trám răng
Dấu hiệu răng bị ê nhức sau khi trám răng mà chúng ta có thể dễ dàng nhận biết nhất đó là:
Đau khi cắn
Ngay sau khi thuốc gây tê hết tác dụng, răng bạn bắt đầu xuất hiện những cơn đau nhói khi cắn thì có nghĩa vết trám không đúng khớp cắn và bạn cần đến gặp bác sỹ để chỉnh lại hình dạng miếng trám.
Đau khi chạm vào răng
Nếu cơn đau xuất hiện khi các răng chạm vào nhau thì sẽ tự động biến mất trong một khoảng thời gian ngắn khi răng thật đã thích nghi với sự xuất hiện của miếng trám.
Lỗ sâu và bể vỡ lớn không nên trám răng
Đau răng cận bên
Những răng kề cạnh răng đã trám bị đau chạy dọc theo hàm sẽ dần thuyên giảm trong 1 – 2 tuần.
Trường hợp đau nhức nguy hiểm sau khi trám răng
Nếu như những hiện tượng kể trên không ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng, thì trường hợp đau nhức sau khi trám răng chúng tôi liệt kê dưới đây sẽ vô cùng nguy hiểm:
Đau như cơn đau sâu răng
Do lỗ sâu răng không được làm sạch triệt để hoặc răng bị sâu nặng nhưng không được hỗ trợ điều trị tủy răng trước khi trám răng. Đối với trường hợp này, cần phải xử lý vết sâu răng và chữa tuỷ nếu không nguy cơ rụng răng sẽ là rất cao.
Cảm giác đau buốt tận chân răng
Trường hợp này xảy ra do vật liệu trám hết hạn, gây dị ứng hoặc dị ứng khiến ngà răng bị đau nhức sau khi trám.
Cộm cấn và đau nhức khi ăn uống
Khoang răng cần trám bị nứt do lỗ sâu răng hoặc miếng bể quá lớn nhưng vẫn thực hiện trám khiến vật liệu trám rơi ra.
Lưu ý sau khi trám răng thẩm mỹ
Sau khi trám răng thẩm mỹ, các bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để miếng trám tồn tại lâu dài bên trong khoang miệng:
Tránh các loại thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá cứng
Chải răng với thuốc đánh răng dành cho răng nhạy cảm và bàn chải lông mềm
Sử dụng thuốc giảm đau sau khi trám răng theo kê đơn của bác sỹ
Không nên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh sau khi trám
Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến kỹ thuật trám răng và cách chăm sóc khoa học để tránh hiện tượng răng trám bị đau nhức. Nếu sau khi trám răng, hiện tượng ê buốt kéo dai không có chiều hướng thuyên giảm, các bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sỹ để được tư vấn giải pháp khắc phục phù hợp.