Tủy răng, là mô sống nằm ở vị trí trong hốc tủy được bảo vệ bởi men răng và ngà răng. Nếu như men răng là lớp cứng bao bọc ngoài răng, là mô cứng nhất trong cơ thể, là thành phần chịu lực trong chức năng ăn nhai; ngà răng là lớp nằm dưới lớp men dày, tạo nên hình dạng chủ yếu của răng với nhiều ống ngà nhỏ tạo cảm giác cho răng; thì tủy răng chính là phần trung tâm của răng, chứa đựng các mạch máu nuôi dưới răng và thần kinh cảm giác cho răng với buồng tủy và phần tủy chân răng. Vậy vì sao phải điều trị tủy răng?
Vì sao phải điều trị tủy răng?
Điều trị tủy, hay còn gọi là lấy tủy răng, chính là công đoạn bác sĩ nha khoa loại bỏ đi mô nhỏ dạng sợi nằm ở chính giữa răng. Giải pháp này được coi là bắt buộc thực hiện nếu răng bạn rơi vào các trường hợp gãy vỡ quá lớn, không thể dùng biện pháp thông thường là trám răng; răng bị sâu răng ăn quá sâu, răng hư tổn khó phục hồi bằng mô thật, những chấn thương nặng như bị đánh mạnh, tai nạn gây chấn thương cho răng…
Nếu răng bạn chỉ mới bị sâu nhẹ, không đau nhức, gãy vỡ nhưng chưa lộ tủy, bạn chỉ cần đến những biện pháp điều trị thông thường như phục hình mão răng và cầu răng. Thế nhưng nếu bạn cảm thấy những triệu chứng thường xuyên lặp lại nhiều lần đối với cơ thể như bị đau nhói khi nhai, răng trở nên nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh, là lúc bạn nên nghĩ tới việc điều trị tủy tại phòng nha.
Vì sao phải điều trị tủy răng khi cảm thấy đau buốt?
Nếu không được điều trị kịp thời, tủy bị viêm nhiễm dẫn đến nhiễm trùng, sẽ hình thành mủ, lâu ngày tạo thành những áp xe, phá hủy cấu trúc xương răng, thân răng trở nên sậm màu, hoại tử, nhẹ thì mất răng, viêm nha chu, nặng thì gây đến nhiều bệnh nghiêm trọng cho sức khỏe khác như nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của bạn, có trường hợp quá nặng đã dẫn đến tử vong.
Do đó, điều trị tủy cũng là giải pháp cần thiết và hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn. Hiện nay, điều trị tủy thường kết hợp với phục hình răng sứ thẩm mỹ, giải pháp thay thế cho răng thật với những ưu điểm vượt trội như độ chắc, khỏe như răng thật, độ bền kéo dài từ 20 – 25 năm, không đau, không xâm lấn.