Răng khôn được liệt vào danh sách những bộ phận cơ thể thừa thãi nhất cần được loại bỏ nhanh chóng. Những ai đã từng trải qua cơn đau răng khôn mới thấm thía hết sự nhức nhối, ê buốt dai dẳng và mọi nhu cầu sinh hoạt đều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, răng khôn là gì và tác hại thật sự của răng không phải là điều ai cũng biết.
Răng khôn là gì?
Răng khôn nhưng mọc dại – đó là nguyên nhân gây ra sự chèn ép và những cơn đau buốt dai dẳng, kéo dài từ ngày này qua ngày khác. Đây là răng nằm trong cùng của hai hàm chỉ mọc ở độ tuổi trưởng thành (17-25) và được chia thành 2 trường hợp là răng khôn mọc ngầm và răng mọc lộ nướu. Thực tế, cấu trúc hàm của một người lớn chỉ đủ chỗ cho 28 răng tuy nhiên, 4 mầm răng khôn nếu “tìm được lối thoát” sẽ là 32 răng; lúc này sẽ không có đủ không gian để răng khôn ổn định vị trí: răng khôn có thể mọc ngược, đâm thẳng, tựa vào răng kế cận hoặc chiếm hẳn vị trí răng kế cận.
Răng nằm ở vị trí trong cùng nên rất khó can thiệp làm sạch, dù đã súc nước muối hay dung dịch sát khuẩn chuyên dụng, do đó, răng khôn dần sẽ bị các mảng bám bao quanh, gây sâu răng hoặc viêm nhiễm vùng lợi xung quanh gây hôi miệng. Tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng khi bạn cảm thấy vùng nướu xung quanh bị sưng đau, hoặc viêm nhiễm trùng thì cần can thiệp nhổ bỏ ngay.
Nhổ răng khôn như thế nào?
Nhiều người vẫn lo lắng nhổ răng khôn sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh và các bộ phận khác trong khoang miệng. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ xảy ra trong trường hợp tay nghề bác sĩ kém hoặc hệ thống máy móc trang thiết bị lạc hậu; dẫn đến việc nhổ răng kéo dài và thậm chí hình thành ổ nhiễm trùng. Ngược lại, nếu được thăm khám kỹ lưỡng và áp dụng kỹ thuật đúng tiêu chuẩn, ca nhổ răng sẽ rất đơn giản và không gây hại cho bất cứ bộ phận nào.
Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người
Nhổ răng khôn là tiểu phẫu mở lạt nướu và bác sĩ sẽ luồn dụng cụ y nha khoa chạm đến vị trí răng khôn. Phần nướu được mở chỉ vừa đủ, không mở quá lớn để hạn chế tối đa tổn thương cho nướu. Sau đó bác sĩ sẽ cắt nhỏ răng thành nhiều phần và gắp ra cho đến hết. Cuối cùng là thực hiện khâu lạt nướu và kỹ thuật cầm máu hậu phẫu. Mọi người quan tâm nhổ răng khôn bao nhiêu tiền?
Đau răng khôn nên làm gì?
Đau răng sẽ gây cho bạn không ít phiền toái, những cơn đau âm ỉ thậm chí sốt cao khiến cơ thể mệt mỏi, không thể ăn ngon và ngủ khỏe do một đợt nhú của răng khôn có thể kéo dài đến 10 ngày. Trước khi tìm đến điều trị nha khoa, bạn hãy áp dụng một số phương pháp sau đây để hạn chế cơn đau:
- Dùng tép tỏi (bóp nhẹ cho mềm và rỉ nước) chà nhẹ lên chỗ răng đau và quanh lợi.
- Đặt một lát hành tây rửa sạch vào răng đau hoặc nhai nhỏ ở răng đang bị đau.
- Lấy lá bạc hà đặt lên răng trong khoảng 20 phút áp dụng liên tục trong ngày.
- Bôi dầu ô liu trên răng đang đau, nướu xung quanh và các răng bên cạnh.
- Uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn hoặc theo đơn cấp của bác sĩ nha khoa.
Răng khôn là răng hàm cuối cùng “sinh sau đẻ muộn” ở độ tuổi sau dậy thì, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và nhu cầu ăn uống, trò chuyện. Vì vậy, hãy tìm đến trung tâm Nha khoa Đăng Lưu để được thăm khám và áp dụng dịch vụ nhổ răng khôn an toàn, nhanh chóng và hiệu quả.