Nhiều chị em thắc mắc rằng “trám răng khi cho con bí có ảnh hưởng gì không?”. Bác sỹ nha khoa sẽ giúp chúng ta có được đáp án chính xác cho câu hỏi này, hãy thoi dõi bài viết dưới đây nhé!
Trám răng là kỹ thuật phục hình răng đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện để bảo vệ sức khoẻ răng miệng tốt hơn trước sự tấn công của sâu răng và lấp đầy những tổn thương ở bề mặt răng giúp hàm răng của chúng ta chắc chắn hơn, thẩm mỹ hơn. Thế nhưng, trám răng có thực sự an toàn với phụ nữ mang thai hay không? Đán án sẽ được bác sỹ chia sẻ cụ thể ngay sau đây.
Trám răng khi đang cho con bú có được không?
Trám răng khi đang cho con bú có được không?
Hàn trám răng là thao tác đơn giản, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và mẹ, thế nên chị em có thể an tâm thực hiện trám răng để bảo vệ chiếc răng trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, bác sỹ nha khoa khuyến cáo chúng ta không nên trám răng khi đang mang thai ở những tháng đầu tiên vì những thao tác hàn trám có thể tác động xấu đến thai nhi.
Thăm khám và tư vấn kỹ càng
Dưới tác động của tia Laser, vật liệu trám sẽ đông cứng hoàn toàn chỉ trong vòng 15 – 20 giây, thế nên bạn có thể ăn nhai bình thường mà không bị cộm cấn hay đau nhức. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm trám răng khi đang cho con bú tại các nha khoa uy tín nhé!
Trám răng loại nào tốt nhất?
Hiện nay, vật liệu trám răng có rất nhiều chủng loại khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Bạn có thể lựa chọn 1 trong những vật liệu chất lượng mà chúng tôi tổng hợp dưới đây:
Vật liệu Composite
Là vật liệu trám răng truyền thống và đang được sử dụng phổ biến nhất bởi tính thẩm mỹ cao nên có thể áp dụng ở nhiều vị trí khác nhau trên khuôn hàm. Hơn thế nữa, Composite có giá thành tương đối hợp lý, phù hợp với khả năng chi trả của nhiều người.
Vật liệu Amalgam
Amalgam được chế tạo từ hợp kim quý như bạc, đồng, thiếc hoặc thủy ngân. Do đó, độ chịu lực cao và không kích ứng răng miệng. Tuy nhiên, màu sắc của Amalgam không tương thích với màu men răng thật nên chỉ có thể sử dụng để phục hình những chiếc răng nằm bên trong.
Lựa chọn vật liệu trám phù hợp
Vật liệu GIC
Miếng trám GIC có màu sắc gần tương đương với răng thật và chứa fluor có khả năng chống sâu răng. Thế nhưng, độ bền và tuổi thọ của GIC không cao, nên chỉ dùng để trám tạm thời cho các răng ít phải ăn nhai.
Vật liệu kim loại
Khá quen thuộc với khách hàng Việt, vật liệu trám kim loại thường là đồng, bạc hay vàng,… có độ bền cao, nhưng do màu sắc khắc biệt với răng thật nên chúng cũng chỉ được sử dụng để trám răng hàm.
Vật liệu sứ Inlay/Onlay
Trám sứ Inlay/Onlay đảm bảo được tính thẩm mỹ và độ bền chắc tương đương bọc răng sứ. Vì vậy, vật liệu này phù hợp với những ca phục hình yêu cầu tính thẩm mỹ cao, răng sâu nặng hoặc sứt mẻ lớn.
Mặc dù, trám răng khi đang cho con bú không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé, thế nhưng các bạn vẫn nên cẩn trọng trong việc điều trị. Tốt nhất, hãy trực tiếp đến nha khoa thăm khám để được Bác sỹ tư vấn cụ bạn nhé!