RĂNG SỨ CERCON

1258 Võ Văn Kiệt, P.10, Q.5, TP.HCM

Trồng răng hàm có đau không?

Facebook

Trồng răng hàm có đau không thưa bác sĩ? Hiện nay tôi bị mất hết 2 chiếc răng hàm cho chấn thương tai nạn. Tôi muốn đi trồng răng hàm để việc ăn uống thuận tiện hơn nhưng còn lo lắng về vấn đề này. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. (Hải Băng – 30 tuổi)

Bác sĩ tư vấn: 

Chào Hải Băng! Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chuyên mục tư vấn của nha khoa Đăng Lưu. Với câu hỏi trồng răng hàm có đau không, chúng tôi xin trả lời như sau:

Trồng răng hàm có đau không?

Răng hàm là răng mọc ở trong vòm miệng có tác dụng nghiền nhỏ thức ăn khi nhai giúp cho việc ăn uống diễn ra dễ dàng hơn. Răng hàm còn giúp tạo nên tính thẩm mỹ cho khuôn miệng và mang đến một nụ cười đẹp. Tuy nhiên, với tình trạng mất răng hàm, bạn Hải Băng nên thực hiện trồng răng hàm để khắc phục khuyết điểm này cũng như có hàm răng đều và đẹp hơn. Vậy trồng răng hàm có đau không?

Trồng răng hàm có đau không? 1
Mô tả kỹ thuật trồng răng hàm cố định bằng cấy ghép Implant

Trồng răng hàm là phương pháp chỉnh nha an toàn và không gây đau đớn như bạn vẫn nghĩ. Phương pháp này được thực hiện với công nghệ cao theo quy trình kỹ thuật đạt chuẩn của Bộ Y tế. Hiện nay, bạn có thể thực hiện trồng răng hàm bằng nhiều cách khác nhau như trồng răng hàm giả tháo lắp, trồng răng hàm cố định bằng cấy ghép Implant. Khách hàng có thể an tâm và không cần lo lắng trồng răng hàm có đau không bởi trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng sạch sẽ và gây tê để tâm lý khách hàng ổn định hơn.

Trong khoảng thời gian thực hiện trồng răng hàm, bác sĩ sẽ thực hiện thật khéo léo và tỉ mỉ để không gây đau, không làm tổn thương vùng mô mềm, nướu và lợi cũng như giúp cho răng được cố định và chắc chắn hơn. Trồng răng hàm không những không gây đau đớn mà còn giúp cho khách hàng có hàm răng đều với hình dáng và màu sắc tự nhiên như răng thật.

Trồng răng hàm tiến hành như thế nào?

Để giúp khách hàng an tâm hơn về vấn đề trồng răng hàm có đau không cũng như hiểu rõ hơn về cách tiến hành trồng răng, chúng tôi xin giới thiệu quy trình thực hiện phương pháp này:

Bước 1: Thăm khám và kiểm tra răng miệng

Khách hàng sẽ được bác sĩ thăm khám và kiểm tra thật kĩ về răng miệng, các khuyết điểm, vị trí và số lượng bao nhiêu để tư vấn và chỉ định phương pháp khắc phục hiệu quả nhất là nên trồng răng hàm giả tháo lắp hay trồng răng hàm cố định bằng cấy ghép Implant.

Bước 2: Chụp X-quang và vệ sinh răng miệng

Trồng răng hàm có đau không? 2
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi tiến hành trồng răng

Bác sĩ sẽ thực hiện chụp X-quang để nắm rõ hơn về cấu trúc xương quai hàm, xem xét các vấn đề răng miệng mà bạn gặp phải để vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ các mảng bám cũng như các vi khuẩn sinh sống ở khoang miệng.

Bước 3: Lấy dấu hàm và làm răng hàm phù hợp

Do mỗi khách hàng có một cấu trúc xương quai hàm răng nên bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu và từ đó gửi cho các kĩ thuật viên làm ra những chiếc răng phù hợp với hình dáng và cấu trúc như răng thật. Trong quá trình chờ răng hàm được hoàn thành, bác sĩ sẽ cho khách hàng đeo răng giả để đảm bảo việc ăn uống.

Bước 4: Tiến hành trồng răng hàm

Với kĩ thuật được chuyển giao công nghệ trực tiếp từ nước ngoài, khách hàng có thể an tâm vì đội ngũ bác sĩ thực hiện sẽ trồng răng hàm một cách an toàn, đảm bảo quy trình và không gây hại. Răng hàm được trồng đảm bảo độ chắc chắn, độ bền và khả năng chịu lực cao giúp việc ăn nhai trở nên dễ dàng hơn.

Bước 5: Kiểm tra kết quả và hướng dẫn chăm sóc

Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ kiểm tra lại kết quả với khách hàng để xem răng có ổn định và có gây khó chịu gì với khách hàng không để điều chỉnh. Không cần ở lại bệnh viện nghỉ dưỡng, khách hàng có thể ra về và thực hiện chăm sóc theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi trồng răng hàm có đau không của bạn Hải Băng. Nếu có ý định đi thực hiện trồng răng hàm để khôi phục vẻ đẹp cho hàm răng của mình, bạn có thể đến nha khoa Đăng Lưu để được tư vấn và thăm khám đầy đủ nhất.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
co-nen-tram-rang-khong-1
Có nên trám răng không?

Trường hợp nên áp dụng kỹ thuật trám răngTrám răng điều trịTrám răng phòng ngừaCó nên trám răng không?Trám răng